Dịch vụ báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp - Cty Tân Thành Thịnh
Báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp là một trong những công việc quan trọng của mà mỗi kế toán phải thực hiện. Hoạt động báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp được thực hiện theo tháng, quý và quyết toán cuối năm khi kết thúc một năm tài chính.
Vậy báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp phải tuân theo những quy định nào? Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp như thế nào? Cùng Tân Thành Thịnh tìm hiểu chi tiết bài viết này nha.
1. Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?
Theo quy định Luật Thuế Doanh Nghiệp 2008, Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác theo quy định của pháp luật.
1.1 Quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp
Luật Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp 2008 quy định về thuế TNDN như sau:
a) Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
Theo quy định tại Điều 2 Luật thuế TNDN 2008, các đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp gồm:
>> Những tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế bao gồm:
- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam.
- Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã.
- Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.
>> Doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật Thuế TNDN phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam;
- Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú đó.
- Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam mà khoản thu nhập này không liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú.
- Doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.
>> Các Cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinh doanh mà thông qua cơ sở này, doanh nghiệp nước ngoài tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mang lại thu nhập, bao gồm:
- Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, công xưởng, phương tiện vận tải, hầm mỏ, mỏ dầu, khí hoặc địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên khác tại Việt Nam.
- Địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp.
- Cơ sở cung cấp dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ tư vấn thông qua người làm công hay một tổ chức, cá nhân khác.
- Đại lý cho doanh nghiệp nước ngoài.
- Đại diện tại Việt Nam trong trường hợp là đại diện có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài hoặc đại diện không có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài nhưng thường xuyên thực hiện việc giao hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.
b) Thu nhập chịu thuế TNDN
Điều 3, Luật Thuế TNDN quy định về những khoản thu nhập chịu thuế TNDN gồm:
- Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác.
- Thu nhập khác bao gồm thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản, thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ, hoàn nhập các khoản dự phòng
- Các khoản thu khoản nợ khó đòi đã xóa nay đòi được, thu khoản nợ phải trả không xác định được chủ, khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam.
c) Thu nhập miễn thuế TNDN
Điều 4, Luật Thuế TNDN quy định các khoản thu nhập được miễn thuế gồm:
- Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã.
- Thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp.
- Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, sản phẩm đang trong thời kỳ sản xuất thử nghiệm, sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu áp dụng tại Việt Nam.
- Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp dành riêng cho lao động là người tàn tật, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV. Chính phủ quy định tiêu chí, điều kiện xác định doanh nghiệp dành riêng cho lao động là người tàn tật, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV.
- Thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số, người tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội.
- Thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp trong nước, sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật này.
- Khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, văn hóa, nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo và hoạt động xã hội khác tại Việt Nam.
1.2 Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Có 2 công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
a) Đối với doanh nghiệp bình thường
Thuế Thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định theo công thức: Thuế TNDN = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN.
Trong đó:
- Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Thu nhập được miễn thuế – Các khoản lỗ được kết chuyển
- Thu nhập chịu thuế = Doanh thu - Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác
- Mức thuế suất thuế TNDN 2021 được quy định tại điều 11 của TT 78/2014/TT-BTC như sau:
+/ Mức thuế suất 20% áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp được thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam. (Không phân biệt mức doanh thu)
+/ Mức thuế suất từ 32% – 50% sẽ áp dụng cho những doanh nghiệp có hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí, và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam. Căn cứ vào vị trí khai thác, điều kiện khai thác và trữ lượng mỏ doanh nghiệp có dự án đầu tư tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí gửi hồ sơ dự án đầu tư đến Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định mức thuế suất cụ thể cho từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.
+/ Mức thuế suất 50% sẽ áp dụng đối với các doanh nghiệp có hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác các mỏ tài nguyên quý hiếm. Ví dụ: bạch kim, vàng, bạc, thiếc, wonfram, antimoan, đá quý, đất hiếm trừ dầu khí…
+/ Trường hợp các mỏ tài nguyên quý hiếm có từ 70% diện tích được giao trở lên ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thuộc danh mục địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ban hành kèm theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP của Chính phủ áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 40%.
- Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định:
+/ Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về thu nhập tính thuế. Chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước.
+/ Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế cả năm mà bị lỗ thì phải chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập chịu thuế của những năm theo.
+/ Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm. Kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ. Các bạn xem chi tiết tại: Cách xác định lãi lỗ và cách chuyển lỗ thuế TNDN
b) Đối với doanh nghiệp có quỹ phát triển Khoa học và công nghệ
Trường hợp, doanh nghiệp có trích quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì thuế TNDN phải nộp được xác định như sau:
Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ KHCN) x thuế suất thuế TNDN
2. Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp
Tùy vào mỗi ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp phải nộp những loại thuế khác nhau. Trong đó có 4 loại thuế quan trọng các doanh nghiệp phải đóng hằng năm là: thuế gtgt, thuế môn bài, thuế TNDN, thuế TNCN.
2.1 Thuế môn bài
Thuế môn bài là một sắc thuế trực thu và thường là định ngạch đánh vào Giấy phép kinh doanh (môn bài) của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Thuế môn bài được thu hàng năm.
Mức thu thuế môn bài được phân theo bậc, dựa vào số vốn đăng ký hoặc doanh thu của năm kinh doanh kế trước hoặc giá trị gia tăng của năm kinh doanh kế trước tùy từng nước và từng địa phương. Các mức đóng thuế môn bài gồm:
a) Đối với doanh nghiệp
- Doanh nghiệp/ tổ chức có vốn điều lệ trên 10 tỷ đóng thuế môn bài: 3.000.000đ/năm
- Doanh nghiệp/ tổ chức có vốn điều lệ nhỏ hơn hoặc bằng 10 tỷ đóng thuế môn bài: 2.000.000đ/năm
- Chi nhánh, văn phòng đại diện đóng thuế môn bài: 1.000.000đ/năm
b) Đối với hộ kinh doanh
- Hộ kinh doanh có doanh thu trên 500 triệu/ năm đóng thuế môn bài là: 1.000.000đ/năm
- Hộ kinh doanh có doanh thu trên 300 - 500 triệu/ năm đóng thuế môn bài là: 500.000đ/năm
- Hộ kinh doanh có doanh thu trên 100-300 triệu/năm đóng thuế môn bài là: 300.000đ/năm
2.2 Thuế gtgt
Tuỳ vào kỳ kê khai và phương pháp kê khai thuế GTGT, mà DN có cách tính thuế GTGT khác nhau. Đối với DN kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì có 3 mức thuế VAT như sau:
- Mức thuế 10% VAT.
- Mức thuế 5% VAT.
- Mức thuế 0% VAT.
Đối với Doanh Nghiệp kê khai thuế GTGT trực tiếp trên doanh thu thì sẽ tính thuê theo danh mục ngành nghề tính thuế GTGT theo tỷ lệ: Phần trăm (%) trên Doanh Thu, (được quy định chi tiết tại Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013).
2.3 Thuế TNDN
Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế cơ bản, chủ yếu và bắt buộc doanh nghiệp phải đóng khi đăng ký hoạt động kinh doanh.
Đây là loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác theo quy định của pháp luật. Bạn có thể tham khảo cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp và các đối tượng tính thuế TNDN ở phần chia sẻ (1) bên trên.
2.4 Thuế TNCN
Các thành viên trong doanh nghiệp phải chịu thuế TNCN theo quy định Pháp Luật về thuế TNCN. Doanh nghiệp có trách nhiệm kê khai nộp thuế TNCN cho các nhân viên của mình.
Mức thuế suất áp dụng cho thuế TNCN như sau:
- Bậc 1 – Thu nhập tính Thuế theo tháng: Từ 0 đến 5 Triệu đồng >>> Thuế suất: 5%.
- Bậc 2 – Thu nhập tính Thuế theo tháng: Từ 5 đến 10 Triệu đồng >>> Thuế suất: 10%.
- Bậc 3 – Thu nhập tính Thuế theo tháng: Từ 10 đến 18 Triệu đồng >>> Thuế suất: 15%.
- Bậc 4 – Thu nhập tính Thuế theo tháng: Từ 18 đến 32 Triệu đồng >>> Thuế suất: 20%.
- Bậc 5 – Thu nhập tính Thuế theo tháng: Từ 32 đến 52 Triệu đồng >>> Thuế suất: 25%.
- Bậc 6 – Thu nhập tính Thuế theo tháng: Từ 52 đến 80 Triệu đồng >>> Thuế suất: 30%.
- Bậc 7 – Thu nhập tính Thuế theo tháng: Trên 80 Triệu đồng >>> Thuế suất: 35%.
3. So sánh thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế TNDN và thuế TNCN là 2 loại thuế khác nhau mà doanh nghiệp đóng hằng năm. Sau đây Tân Thành Thịnh xin chia sẻ đến bạn những điểm giống và khác nhau của 2 loại thuế này như sau:
3.1 Sự giống nhau TNCN và TNDN
- Cả 2 loại thuế này đều là đối tượng có thu nhập.
- Đều là thuế trực thu, đánh vào thu nhập của các tổ chức kinh doanh và các cá nhân có thu nhập chịu thuế theo từng khoản phát sinh hoặc thu nhập chịu thuế trong một khoản thời gian cố định.
3.2 Sự khác nhau giữa TNCN và TNDN
Sau đây là những điểm khác nhau giữa thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp:
a) Khái niệm
- Thuế thu nhập cá nhân: là loại thuế trực thu, khoản thu nhập chịu thuế của một cá nhân theo quy định của pháp luật nhằm góp phần tăng nguồn ngân sách cho nhà nước để thực hiện công bằng xã hội.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp: là loại thuế trực thu, thu vào một phần thu nhập của tổ chức đang hoạt động kinh doanh nhằm thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, phát triển xã hội.
b) Đối tượng chịu thuế
- Thuế thu nhập cá nhân: Cá nhân kinh doanh, cá nhân lao động có thu nhập chịu thuế phát sinh.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp: tổ chức kinh doanh có thu nhập chịu thuế phát sinh.
c) Các khoản thu nhâp
- Thuế thu nhập cá nhân:
+/ Tiền lương, tiền công
+/ Thu nhập từ hoạt động kinh doanh: sản xuất, dịch vụ kinh doanh
+/ Thu nhập từ vốn đầu tư nước ngoài: tiền lãi vay, lợi tức cổ phần
+/ Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
+/ Thu nhập từ trúng thưởng
+/ Thu nhập từ bản quyền
+ Thu nhập từ thừa kế chứng khoản, phần vốn trong tổ chức kinh doanh...
- Thuế thu nhập doanh nghiệp:
+/ Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh
+/ Thu nhập từ các hoạt động chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản, sở hữu tài sản...
4. Công ty tư vấn thuế kế toán Tân Thành Thịnh
Tân Thành Thịnh cung cấp dịch vụ báo cáo thuế trọn gói, giá rẻ uy tín và chất lượng tại TPHCM. Dịch vụ báo cáo thuế thuê ngoài là một trong những giải pháp hàng đầu giúp các doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro và tiết kiệm chi phí trong quá trình hoạt động và phát triển. Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị dịch vụ báo cáo thuế trọn gói thì liên hệ ngay Tân Thành Thịnh để được tư vấn và hỗ trợ nhé.
Với hơn 19 năm kinh nghiệm trong ngành kế toán – thuế. Công ty Tân Thành Thịnh là đơn vị cung cấp dịch vụ báo cáo thuế trọn gói tphcm với sự chuyên nghiệp và trách nghiệp cao trong công việc. Giúp mọi đối tác xử lý tất cả mọi vấn đề liên quan đến kế toán và thuế đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp.
Với đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm thực chuyên môn cao, vững tay nghề, xử lý mọi tình huống khó một cách nhanh chóng và mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp và đúng pháp luật.
Hơn thế nữa, các nhân viên luôn nắm bắt được các sự thay đổi của các thông tư, nghị định mới nhất từ chính phủ, tổng cục thuế để nhanh chóng để hỗ trợ cho doanh nghiệp xử lý mọi vấn đề liên quan một cách triệt để và chính xác.
4.1 Dịch vụ báo cáo thuế Tân Thành Thịnh hỗ trợ khách hàng:
Khi sử dụng dịch vụ báo cáo thuế trọn gói tại Tân Thành Thịnh, quý khách hàng sẽ được hỗ trợ những công việc sau đây:
- Nhận chứng từ, kiểm tra chứng từ của doanh nghiệp phát sinh theo tháng, quý
- Tư vấn về tính hợp lí, hợp lệ, hợp pháp của hóa đơn, chứng từ, các nghiệp vụ kế toán phát sinh.
- Lập báo cáo thuế giá trị gia tăng hàng tháng, quý.
- Lập báo cáo tạm tính thuế thu nhập doanh nghiệp hàng quý (nếu có).
- Lập tờ khai thuế thu nhập cá nhân (tháng/quý) (nếu có).
- Lập và nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn hàng quý (nếu có).
- Hạch toán và ghi chép sổ sách kế toán báo cáo cơ quan thuế.
- Tư vấn chi phí tiền lương, BHXH theo quy định.
- Lập báo cáo tài chính năm và các báo cáo liên quan.
- Lập báo cáo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm.
- Lập báo cáo quyết toán thuế thu nhập cá nhân.
- Giải đáp các thắc mắc về thuế và kế toán cho doanh nghiệp và các bộ phận liên quan để cùng phối hợp hoàn thành tốt công việc.
- Làm việc khi có yêu cầu của cơ quan thuế.
- ….
4.2 Các gói dịch vụ báo cáo thuế Tân Thành Thịnh
Tân Thành Thịnh cung cấp đến quý khách hàng các gói dịch vụ báo cáo thuế đa dạng, đáp ứng mọi nhu cầu, tùy vào doanh nghiệp mà bạn có thể lựa chọn gói dịch vụ phù hợp, cụ thể:
- Dịch vụ báo cáo thuế theo tháng
- Dịch vụ báo cáo thuế theo quý
- Dịch vụ báo cáo thuế theo năm (trọn gói)
- Dịch vụ báo cáo thuế theo yêu cầu
4.3 Cam kết dịch vụ
Là đơn vị trự tiếp hỗ trợ khách hàng, Tân Thành Thịnh xin cam kết:
- Tư vấn, đề xuất giải pháp hoàn thiện báo cáo thuế chuyên nghiệp.
- Không phát sinh bất kỳ chi phí.
- Thực hiện nhanh chóng, chuyên nghiệp, đúng quy định pháp luật.
- Đại diện doanh nghiệp làm việc với các cơ quan nhà nước.
Trên đây là những thông tin bài viết về báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp, hi vọng bài viết sẽ mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích và giá trị. Nếu bạn còn thắc mắc gì về vấn đề này hoặc đang tìm kiếm một công ty dịch vụ báo cáo thuế uy tín, chuyên nghiệp tại tphcm thì đừng ngần ngại liên hệ ngay Tân Thành Thịnh để được hỗ trợ nhé.
>> Các bạn xem thêm dịch vụ báo cáo thuế hàng quý
Với nhiều năm kinh nghiệm thực tế trong việc đồng hành hơn 20.000 doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Tân Thành Thịnh luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH Tư Vấn Doanh Nghiệp - Đại Lý Thuế - Kế Toán Tân Thành Thịnh
- Địa chỉ: 22 Đường số 5, Khu dân cư CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
- SĐT: 028 3985 8888 Hotline: 0913459391
- Email: lienhe@tanthanhthinh.com