Con dấu doanh nghiệp là một yếu tố có tính pháp lý mang dấu hiệu nhận biết của doanh nghiệp. Con dấu được cấp sau khi doanh nghiệp hoàn tất thủ tục thành lập công ty hoặc sau khi thực hiện thủ tục thay đổi con dấu doanh nghiệp. Dịch vụ khắc con dấu doanh nghiệp ở đâu tại TPHCM.
1. Đặc điểm con dấu doanh nghiệp
Con dấu doanh nghiệp là một yếu tố có tính pháp lý mang dấu hiệu nhận biết của doanh nghiệp. Chúng được cấp sau khi doanh nghiệp hoàn tất thủ tục thành lập công ty hoặc sau khi thực hiện thủ tục thay đổi con dấu doanh nghiệp.
1.1 Con dấu doanh nghiệp là gì?
Điều 44. Con dấu của doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây:
a) Tên doanh nghiệp;
b) Mã số doanh nghiệp.
2. Trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
3. Việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty.
4. Con dấu được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Con dấu tròn và con dấu vuông có giá trị pháp lý như thế nào? Con dấu tròn được sử dụng khi nào? Và con dấu vuông được dùng trong trường hợp nào?... Đó là những thắc mắc của rất nhiều nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp.
1.2 Dầu tròn và dấu vuông
Con dấu là biểu tượng thể hiện giá trị pháp lý đối với các Văn bản của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Đây là dấu hiệu đặc biệt, không được phép trùng lặp giữa các doanh nghiệp với nhau.
a) Dấu tròn
Định nghĩa về con dấu tròn: Con dấu tròn hay con dấu hình tròn là thể hiện giá trị pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý của doanh nghiệp; do doanh nghiệp phát hành.
Con dấu tròn là con dấu pháp nhân và phải được đăng ký tại cơ quan công an, doanh nghiệp chỉ được sử dụng khi đã được cấp Giấy chứng nhận.
Theo quy định về việc sử dụng con của Luật Doanh nghiệp 2014, từ 01/7/2015 thì hình thức và số lượng con dấu do doanh nghiệp được quyền quyết định nhưng phải đảm bảo về nội dung của con dấu luôn có hai yếu tố: Tên gọi của doanh nghiệp & Mã số doanh nghiệp.
b) Dấu vuông
Định nghĩa về con dấu vuông: Con dấu vuông hay con dấu hình vuông là bao gồm các loại như: Dấu chức danh, dấu mã số thuế, dấu logo công ty đều có giá trị pháp lý khi doanh nghiệp thực hiện đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải thông tin lên Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Con dấu hình vuông còn có thể được ban hành để sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp mà không phải chịu sự quản lý của Cơ quan Nhà nước.
2. Quy định về con dấu doanh nghiệp
Đối với doanh nghiệp, các giấy tờ khi giao dịch hay hợp đồng trong hoạt động kinh doanh chỉ thực sự có giá trị pháp lý khi có sự hiển thị con dấu doanh nghiệp trên các văn bản đó. Chính vì vậy, con dấu đóng vai trò rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp.
Theo quy định mới nhất của Luật Doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp có quyền quyết định về: Hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp mình; Việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu Doanh nghiệp sẽ được thực hiện theo quy định trong nội dung của Điều lệ công ty. Có thể hiểu như sau:
2.1 Quy định về số lượng, hình thức, nội dung mẫu con dấu của
- Chủ DNTN đối với loại hình DNTN.
- Hội đồng thành viên/ Chủ tịch công ty đối với loại hình Công ty TNHH.
- Hội đồng quản trị đối với loại hình Công ty CP.
- Hội đồng thành viên đối với loại hình Công ty Hợp Danh.
Có quyền quản lý, sử dụng và quyết định về: Số lượng, hình thức, nội dung và mẫu con dấu của công ty. Trừ trường hợp trong nội dung Điều lệ công ty có những quy định khác.
Nội dung Điều lệ/ Quyết định về con dấu của Doanh nghiệp phải bao gồm:
- Mẫu con dấu, gồm: Hình thức, kích cỡ, nội dung, mầu mực dấu.
- Số lượng con dấu.
- Quy định về quản lý và sử dụng con dấu.
Những thông tin cần biết về con dấu của Doanh nghiệp.
- Mẫu con dấu của Doanh nghiệp phải được thể hiện dưới một hình thức cụ thể, như: Hình tròn, hình đa giác hoặc hình dạng khá.
- Mỗi doanh nghiệp có một Mẫu con dấu thống nhất về: Nội dung, hình thức và kích thước.
- Mã số Doanh nghiệp và Tên Doanh nghiệp phải được thể hiện trong nội dung của Mẫu con dấu Doanh nghiệp.
- Ngoài ra, Doanh nghiệp có thể bổ sung thêm ngôn ngữ, hình ảnh khác vào nội dung mẫu con dấu của Doanh nghiệp.
Theo quy chuẩn của luật định Mẫu con dấu Doanh nghiệp không được phép sử dụng các hình ảnh, từ ngữ, ký hiệu sau đây trong nội dung hoặc hình thức của Mẫu con dấu:
- Không được phép sử dụng: Quốc kỳ, Quốc huy, Đảng kỳ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Không được phép sử dụng: Các hình ảnh, biểu tượng, tên của nhà nước, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp.
- Không được phép sử dụng: Những từ ngữ, ký hiệu và hình ảnh vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong, mỹ tục của dân tộc Việt Nam.
Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm và đảm bảo hoàn toàn tuân thủ quy định trên. Cũng như các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ và các quy định pháp luật có liên quan khác khi sử dụng hình ảnh, từ ngữ, ký hiệu trong nội dung/ hình thức Mẫu con dấu.
Trường hợp có tranh chấp phát sinh giữa Doanh nghiệp và các cá nhân, tổ chức khác có liên quan:
Sẽ được giải quyết tại Tòa án hoặc trọng tài theo luật định: Việc sử dụng từ ngữ, ký hiệu và hình ảnh trong nội dung Mẫu con dấu của Doanh nghiệp.
Doanh nghiệp sẽ bị buộc phải chấm dứt việc sử dụng con dấu có từ ngữ, ký hiệu/ hình ảnh vi phạm quy định trên.
Đồng thời, Theo quyết định có hiệu lực thi hành của Tòa án/ trọng tài, Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bồi thường về các thiệt hại phát sinh.
Cơ quan ĐKKD không chịu trách nhiệm thẩm tra nội dung Mẫu con dấu của Doanh nghiệp khi giải quyết thủ tục Thông báo Mẫu con dấu cho Doanh nghiệp.
2.2 Quy định về số lượng, hình thức, nội dung mẫu con dấu của Chi nhánh, VPĐD.
- Chủ DNTN đối với loại hình DNTN.
- Hội đồng thành viên/ Chủ tịch công ty đối với loại hình Công ty TNHH.
- Hội đồng quản trị đối với loại hình Công ty CP.
- Hội đồng thành viên đối với loại hình Công ty Hợp Danh.
Cũng có quyền quản lý, sử dụng và quyết định về: Số lượng, hình thức, nội dung và mẫu con dấu của chi nhánh công ty, văn phòng đại diện. Trừ trường hợp trong nội dung Điều lệ công ty có những quy định khác.
Những thông tin cần biết về con dấu của Chi nhánh, VPĐD của Doanh nghiệp.
Nội dung của con dấu của chi nhánh, VPĐD phải có: Tên chi nhánh, văn phòng đại diện theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014.
Ngoài ra, Doanh nghiệp có thể bổ sung thêm ngôn ngữ, hình ảnh khác vào nội dung Mẫu con dấu của Chi nhánh, VPĐD, trừ các hình ảnh, ngôn ngữ không được sử dụng trong nội dung Mẫu con dấu như đã đề cập ở trên.
2.3 Quy định về quản lý và sử dụng con dấu của Doanh nghiệp
Đối với các doanh nghiệp đã thành lập trước ngày 01 tháng 7 năm 2015:
- Tiếp tục sử dụng con dấu đã được cấp cho Doanh nghiệp và không phải thực hiện Thông báo Mẫu con dấu cho Cơ quan ĐKKD.
- Trường hợp Doanh nghiệp làm thêm con dấu, thay đổi màu mực dấu thì phải thực hiện thủ tục Thông báo Mẫu con dấu theo quy định của luật về ĐKDN.
- Trường hợp Doanh nghiệp làm con dấu mới thì phải nộp lại con dấu và Giấy CN ĐK Mẫu dấu cho Cơ quan Công an nơi đã cấp Giấy CN ĐK Mẫu dấu. Cơ quan Công an sẽ cấp Giấy biên nhận đã nhận lại con dấu tại thời điểm tiếp nhận lại con dấu của Doanh nghiệp.
- Trường hợp Doanh nghiệp bị mất con dấu, mất Giấy CN ĐK Mẫu dấu thì Doanh nghiệp được làm lại con dấu mới. Đồng thời Thông báo việc mất con dấu, mất Giấy CN ĐK Mẫu dấu cho Cơ quan Công an nơi đã cấp Giấy CN ĐK Mẫu dấu.
Doanh nghiệp có trách nhiệm Thông báo Mẫu con dấu với Cơ quan ĐKKD nơi Doanh nghiệp có trụ sở chính để đăng tải công khai trên Cổng Thông tin Quốc gia về ĐKDN trong các trường hợp sau đây:
- Làm con dấu lần đầu sau khi ĐKDN.
- Thay đổi về số lượng, nội dung, hình thức Mẫu con dấu của Doanh nghiệp và mầu mực của con dấu Doanh nghiệp.
- Hủy mẫu con dấu.
- Trình tự, thủ tục và hồ sơ Thông báo mẫu con dấu thực hiện theo quy định về ĐKDN.
Sau khi đã hoàn thành thủ tục đăng ký thành lập công ty và có Giấy phép ĐKKD, công tác tiếp theo cần phải thực hiện trước khi doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động. Đó là thủ tục Khắc dấu, Thông báo mẫu con dấu cho công ty.
Vậy thủ tục Thông báo mẫu con dấu doanh nghiệp là như thế nào, chúng ta cùng theo dõi bài viết sau.
3. Thủ tục thông báo mẫu con dấu doanh nghiệp
Từ ngày 01/07/2015, Luật doanh nghiệp 2014 có hiệu lực cũng là thời điểm bắt đầu áp dụng Cơ chế quản lý của nhà nước đối với con dấu công ty đã có thay đổi theo hướng cởi mở, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các công ty/ doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp không còn phải đăng ký mẫu dấu với cơ quan Công an như trước nữa và thay vào đó là các công ty/ doanh nghiệp được hoàn toàn chủ động trong việc làm con dấu.
Doanh nghiệp có thể tự Khắc dấu hoặc thuê các đơn vị, Công ty Khắc dấu uy tín, chất lượng để thực hiện việc làm con dấu cho công ty.
Sau khi tiến hành Khắc dấu, doanh nghiệp phải tiến hành thông báo mẫu dấu trước khi sử dụng. Công ty cần gửi Thông báo mẫu dấu đến cơ quan ĐKKD để đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về ĐKKD.
3.1 Chuẩn bị hồ sơ thông báo
Thành phần hồ sơ thông báo mẫu con dấu doanh nghiệp bao gồm:
- Thông báo về việc sử dụng mẫu con dấu của doanh nghiệp.
- Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ thông báo.
- Mục lục hồ sơ thông báo
- Bìa hồ sơ – Bìa bằng giấy mỏng/ nylon cứng không có chữ sử dụng cho mục đích khác.
- Nộp hồ sơ: Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sợ tại Phòng ĐKKD sở tại.
- Kết quả: Phòng ĐKKD sẽ trao Giấy biên nhận cho doanh nghiệp và sẽ đăng tải thông báo của doanh nghiệp lên Cổng thông tin quốc gia về việc ĐKDN và cấp Thông báo về việc đăng tải thông tin mẫu con dấu của doanh nghiệp.
3.2 Một số lưu ý về mẫu con dấu doanh nghiệp cần biết:
- Số lượng con dấu: Do doanh nghiệp quyết định.
- Mẫu con dấu của doanh nghiệp: Mỗi doanh nghiệp phải thống nhất về hình dáng, kích thước, nội dung và màu mực của con dấu.
- Hình dáng: Hình tròn, hình vuông, chữ nhật, đa giác…
- Hình ảnh, ngôn ngữ không được dùng trong nội dung của mẫu con dấu:
- Quốc kỳ, Quốc huy, Đảng kỳ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
- Hình ảnh, biểu tượng, tên của nhà nước, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị,…
- Từ ngữ, ký hiệu và hình ảnh vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong – mỹ tục của dân tộc Việt Nam.
Doanh nghiệp phải tự đảm bảo về tính hợp pháp của mẫu con dấu. Cơ quan ĐKKD không chịu trách nhiệm thẩm tra nội dung mẫu con dấu của doanh nghiệp.
4. Bảng giá khắc đấu doanh nghiệp
Tân Thành Thịnh gửi bảng báo giá khắc dấu doanh nghiệp, quý khách hàng tham khảo, để có báo giá mới nhất vui lòng liên hệ:
5. Dịch vụ khắc dấu doanh nghiệp
Tân Thành Thịnh với hơn 19 năm kinh nghiệm trong ngành kế toán – thuế. Công ty Tân Thành Thịnh là đơn vị cung cấp dịch vụ thành lập công ty, dịch vụ khắc dấu doanh nghiệp và dịch vụ kế toán tại tphcm với sự chuyên nghiệp và trách nghiệp cao trong công việc, mang đến sự an tâm cho khách hàng.
Đội ngũ nhân sự Tân Thành Thịnh có năng lực chuyên môn cao, nhạy bén trong việc cập nhật những thay đổi mới từ những nghị định, thông tư của cơ quan ban ngành. Từ đó hỗ trợ khách hàng xử lý tất cả mọi vấn đề liên quan đến kế toán và thuế, nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp.
Hơn thế nữa, Tân Thành Thịnh còn là đại lý thuế trực tiếp với chi cục thuế tại tphcm. Chúng tôi sẽ giúp tư vấn, hỗ trợ khách hàng trong mọi trường hợp, kể cả những vấn đề khó. Vì thế, nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ báo cáo thuế theo tháng, đừng ngần ngại liên hệ ngay Tân Thành Thịnh để được hỗ trợ nhé.
3.1 Dịch vụ Tân Thành Thịnh
- Nhận chứng từ, kiểm tra chứng từ của doanh nghiệp phát sinh theo tháng, quý
- Tư vấn về tính hợp lí, hợp lệ, hợp pháp của hóa đơn, chứng từ, các nghiệp vụ kế toán phát sinh.
- Lập báo cáo thuế giá trị gia tăng hàng tháng, quý.
- Lập báo cáo tạm tính thuế thu nhập doanh nghiệp hàng quý (nếu có).
- Lập tờ khai thuế Thu nhập cá nhân (tháng/quý) (nếu có).
- Lập và nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn hàng quý (nếu có).
- Hạch toán và ghi chép sổ sách kế toán báo cáo cơ quan thuế.
- Tư vấn chi phí tiền lương, BHXH theo quy định.
- Lập báo cáo tài chính năm và các báo cáo liên quan.
- Lập báo cáo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm.
- Lập báo cáo quyết toán thuế thu nhập cá nhân.
- Giải đáp các thắc mắc về thuế và kế toán cho doanh nghiệp và các bộ phận liên quan để cùng phối hợp hoàn thành tốt công việc.
- Làm việc khi có yêu cầu của cơ quan thuế.
- Khắc dấu doanh nghiệp
- ….
3.2 Cam kết dịch vụ
- Tư vấn, đề xuất giải pháp hoàn thiện báo cáo thuế chuyên nghiệp.
- Không phát sinh bất kỳ chi phí.
- Thực hiện nhanh chóng, chuyên nghiệp, đúng quy định pháp luật.
- Đại diện doanh nghiệp làm việc với các cơ quan nhà nước.
Trên đây là những thông tin bài viết xoay quanh các vấn khắc dấu doanh nghiệp và những quy định về con dấu, hi vọng bài viết sẽ mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích và giá trị.
Với nhiều năm kinh nghiệm thực tế trong việc đồng hành hơn 20.000 doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Tân Thành Thịnh luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.
>> Các bạn xem thêm chi phí thành lập công ty
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH Tư Vấn Doanh Nghiệp - Đại Lý Thuế - Kế Toán Tân Thành Thịnh
- Địa chỉ: 22 Đường số 5, Khu dân cư CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
- SĐT: 028 3985 8888 Hotline: 0913459391
- Email: lienhe@tanthanhthinh.com
- www.tanthanhthinh.com