Việc hiểu rõ, chuẩn bị và thực hiện các thủ tục thành lập công ty sẽ là bước tiền đề trong kinh doanh của bất kỳ ngành nghề nào. Để thực hiện thủ tục thành lập công ty nhanh, đúng quy định pháp luật và doanh nghiệp thực hiện được nghĩa vụ đầy đủ với nhà nước thì quy trình thủ tục thành lập công ty phải nắm rõ. Ở bài viết này, Tân Thành Thịnh sẽ giới thiệu đến quý khách hàng chi tiết về quy trình thủ tục thành lập công ty từ bước ban đầu đến hoàn tất mọi việc, an tâm kinh doanh.
Nếu bạn đang có kế hoạch tìm hiểu về quy trình thủ tục thành lập công ty, bạn đang muốn thực hiện thủ tục một cách nhanh chóng, đơn giản, đúng quy định thì tìm hiểu bài viết này nhé.
1. Thành lập công ty là gì?
Thành lập công ty là một cột mốc quan trọng với mỗi cá nhân, tổ chức khi bắt đầu kinh doanh. Ở mỗi góc độ sẽ có một khái niệm thành lập phù hợp và tường minh nhất. Tân Thành Thịnh chia sẻ đến bạn khái niệm thành lập công ty dưới 2 góc độ là kinh tế và pháp lý. Cụ thể:
Góc độ kinh tế: Thành lập công ty là quá trình hiểu rõ những quy định và điều kiện của một tổ chức, doanh nghiệp bắt đầu hoạt động kinh doanh cần đáp ứng, để có sự chuẩn bị đầy đủ, trọn vẹn nhất. Cụ thể là chủ doanh nghiệp cần hiểu và nắm rõ, chuẩn bị đầy đủ thông tin như là: tên doanh nghiệp, địa chỉ doanh nghiệp đặt ở đâu, những quy định về máy móc, thiết bị, nhân sự và vốn điều lệ để vận hành doanh nghiệp... Tùy vào từng ngành nghề, khả năng và mong muốn của doanh nghiệp sẽ có sự chuẩn bị và lựa chọn riêng.
Góc độ pháp lý: Thành lập công ty là quá trình hoàn tất các thủ tục pháp lý của doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Qua đó xác định được quyền lợi cũng như trách nhiệm của doanh nghiệp được hỗ trợ trong thời gian vận hành sắp đến. Những hồ sơ, thủ tục này sẽ đơn giản, hay phức tạp tùy thuộc vào loại hình công ty cá nhân/ tổ chức lựa chọn.
1.1 Các loại hình công ty phổ biến
Có 5 loại hình công ty phổ biến hiện nay là: doanh nghiệp tư nhân, công ty tnhh 1 thành viên, công ty tnhh 2 thành viên, công ty hợp danh và cuối cùng là công ty cổ phần. Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có những ưu điểm và điều kiện quy địh riêng.
a) Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
b) Công ty tnhh 1 thành viên
Công ty tnhh 1 thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Công ty tnhh 1 thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Công ty tnhh 1 thành viên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ theo quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật Doanh Nghiệp 2020.
c) Công ty tnhh 2 thành viên
Điều 46, Luật Doanh Nghiệp 2020 quy định công ty tnhh 2 thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 của Luật này.
Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 51, 52 và 53 của Luật này. Công ty TNHH hai thành viên trở lên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.
d) Công ty hợp danh
Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung. Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.
Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
e) Công ty cổ phần
Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp mà trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; cổ đông là cá nhân hoặc tổ chức sẽ sở hữu cổ phần. Công ty cổ phần phải có tối thiểu phải có 03 cổ đông và không hạn chế số lượng tối đa.
Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Lợi nhuận mà cổ đông nhận được từ việc sở hữu cổ phần là cổ tức. Công ty cổ phần có thể huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu;
Công ty cổ phần có đầy đủ các yếu tố để được coi là có tư cách pháp nhân theo Điều 74 Bộ Luật Dân sự 2015. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty chính thức có tư cách pháp nhân.
1.2 Thành lập công ty có lợi ích gì trong kinh doanh
Việc thành lập công ty không chỉ có lợi ích đối với chủ thể doanh nghiệp, các thành viên trong công ty mà còn có vai trò quan trọng với nền kinh tế, đối với đất nước và cả xã hội. Vì thế, bạn có thể dễ dàng nhận thấy nếu tình hình thành lập doanh nghiệp ngày một nhiều, hoạt động kinh tế và sự phát triển đất nước ngày càng lớn mạnh.
Một số lợi ích quan trọng khi thành lập công ty đối với từng đối tượng cụ thể có thể kế đến là:
a) Đối với chủ doanh nghiệp
- Được nhà nước bảo hộ hợp pháp trong mọi hoạt động kinh doanh
- Được toàn quyền thực hiện mọi hoạt động trong phạm vi đăng ký kinh doanh
- Thể hiện sự uy tín, tạo niềm tin với người dùng khi có pháp nhân đầy đủ
- Dễ thực hiện các thủ tục liên quan đến pháp lý trong quá trình làm việc với khách hàng, trong việc bảo hộ thương hiệu, phát triển và cạnh tranh với đối tác.
- Với pháp lý đầy đủ sẽ giúp chủ doanh nghiệp dễ dàng huy động vốn cũng như thực hiện các hoạt động mở rộng kinh doanh.
b) Đối với nền kinh tế
- Thành lập công ty sẽ tạo thêm cơ hội việc làm cho người lao động.
- Nâng cao đời sống người dân
- Tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế nhờ hoạt động giao thương doanh nghiệp
c) Đối với cơ quan nhà nước
- Quản lý các hoạt động của doanh nghiệp
- Nắm bắt được xu hướng của thị trường, các yếu tố trong kinh doanh để đưa ra các chủ trương chính sách cũng như các biên pháp phù hợp cho nền kinh tế.
d) Đối với đời sống, xã hội
- Cải thiện và nâng cao đời sống người dân nhờ phục vụ nhu cầu người dân, sát sao với việc tìm hiểu mong muốn
- Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng
- Đảm bảo trật tự quản lý nhà nước, ổn định xã hội.
2. Quy trình thủ tục các bước thành lập công ty
Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc hỗ trợ doanh nghiệp, Tân Thành Thịnh chia sẻ đến quý khách quy trình các bước thành lập công ty với 4 bước quan trong sau đây. Dù với loại hình doanh nghiệp nào thì bắt buộc bạn vẫn phải trải qua 4 bước này. Cùng tìm hiểu nhé.
2.1 Bước 1: Tìm hiểu và nắm vững thông tin thành lập một công ty
Các thông tin khi thành lập công ty cực kỳ quan trọng, cực kỳ nhiều đòi hỏi các cá nhân, tổ chức muốn thành lập doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ. Đặc biệt là các quy định của từng loại hình công ty, ngành nghề, vốn điều lệ.... Cụ thể:
a) Về loại hình công ty
Như đã chia sẻ bên trên, có 5 loại hình công ty phổ biến. Mỗi loại hình có những quy định cụ thể về quy mô, số lượng thành viên, những điều được và không được cần tuân thủ khi thành lập.
Bạn cần tìm hiểu kỹ về những quy định và điều kiện thành lập công ty của từng loại hình doanh nghiệp để hiểu được điều này và có sự lựa chọn phù hợp nhất ngay từ ban đầu về loại hình doanh nghiệp nhé. Đồng thời cũng hiểu tìm trường hợp nếu thay đổi loại hình công ty thì cần có những quy định và điều kiện gì để có sự chuaant bị.
b) Về ngành nghề kinh doanh
Có rất nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau, mỗi ngành nghề sẽ có một mã ngành nghề cụ thể với phạm vi và hoạt động kinh doanh cho phép. Trên thực tế, cá nhân/ tổ chức có thể đăng ký bất kỳ ngành nghề kinh doanh nào, miễn xác định được nhóm ngành nghề này thuộc nhóm ngành có điều kiện hay không điều kiện.
Xác định được nhóm ngành nghề kinh doanh, quý khách kiểm tra và có sự chuẩn bị đầy đủ thông tin quan trọng và cần thiết đối với từng điều kiện, quy định cụ thể của nhóm ngành nghề.
Một số ngành nghề kinh doanh đặc thù còn yêu cầu cá nhân/ tổ chức khi thành lập bắt buộc phải xin giấy phép con - liên quan đến ngành nghề và những tiêu chuẩn về bằng cấp, mới được phép hoạt động và kinh doanh. Cần hiểu rõ và xác định kỹ để có sự chuẩn bị và tâm thế phù hợp nhất nhé.
c) Về vốn điều lệ
Ngày nay, pháp luật không quy định vốn điều lệ tối thiểu khi thành lập công ty ngoại trừ những ngành nghề kinh doanh có điều kiện phải đảm bảo quy định vốn điều lệ, vốn pháp định hay vốn ký quỹ của ngành nghề đó.
Tuy nhiên, vốn điều lệ ảnh hưởng trực tiếp đến lệ phí môn bài, ảnh hưởng đến trách nhiệm góp vốn và những cam kết trách nhiệm của doanh nghiệp. Và cả việc thể hiện hồ sơ năng lực của doanh nghiệp trong đấu thầu, báo giá hoặc đánh giá dự án trong việc ký kết hợp đồng.
Vì thế, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ những quy định vốn điều lệ để có sự lựa chọn phù hợp nhất với ngành nghề kinh doanh và doanh nghiệp của mình nhé.
d) Về cách đặt tên công ty
Đặt tên công ty vừa dễ dàng vừa cần có sự cân nhắc kỹ, bởi tên doanh nghiệp không chỉ ghi trực tiếp trên giấy phép kinh doanh, có trách nhiệm pháp lý trong mọi hồ sơ, giấy tờ mà còn giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng, tạo những hình ảnh thương hiệu, sự gợi nhớ khi giao dịch, mua hàng,...
Theo quy định của pháp luật thì tên doanh nghiệp gồm 2 phần: loại hình doanh nghiệp + tên riêng. Bạn có thể chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp dễ dàng với 5 loại hình đã quy định. Riêng phần tên gọi thì cần lưu ý đảm bảo phù hợp với sản phẩm kinh doanh, tên riêng tự chọn nhưng không trùng hoặc gây nhầm lẫn với các cơ quan, doanh nghiệp khác.
Vậy nên bạn cần kiểm tra kỹ, lựa chọn cái tên và check trước để tránh mất thời gian, chi phí, công sức và những sự thay đổi khi đã hoàn thành.
e) Về người đại diện theo pháp luật
Khi thành lập công ty mới thì bắt buộc phải có thông tin của người đại diện pháp luật. Người này chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật khi trực tiếp ký mọi giấy tờ, làm việc với đối tác, khách hàng và cơ quan nhà nước nên phải có đủ kinh nghiệm, bằng cấp nhất định và năng lực hành vi dân sự.
Tùy vào từng loại hình doanh nghiệm mà người đại diện pháp luật có thể giữ các vị trí, chức danh khác nhau. Một người có thể là người đại diện theo pháp luật của nhiều công ty. Và người đại diện thep pháp luật cũng có thể góp vốn hoặc được thuê làm người địa diện pháp luật tùy vào từng cá nhân/ tổ chức.
f) Về địa chỉ công ty
Cuối cùng, địa chỉ công ty cần phải rõ ràng, đầy đủ thông tin mọt cách chính xác. Đặt biệt là nơi đặt trụ sở công ty phải có giấy tờ chứng mình phần diện tích đăng ký được sử dụng làm hoạt động văn phòng, làm việc. Không được đặt ở nhà tập thể hay chung cư để ở.
Vậy nên bạn cần xác định và tìm kiếm một địa chỉ đặt trụ sở công ty rõ ràng để vừa tiện lợi, hỗ trợ cho việc kinh doanh và đáp ứng đúng điều kiện trong việc chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty mới trước khi bắt tay vào việc thực hiện các thủ tục nhé.
2.2 Bước 2: Chuẩn bị và soạn thảo hồ sơ theo quy định
Sau khi chuẩn bị đầy đủ những thông tin ban đầu cần thiết, việc tiếp theo là cần bắt đầu chuẩn bị hồ sơ quan trọng một cách đầy đủ để soạn thảo và hoàn tất các bước chuẩn bị ban đầu trước khi làm việc với cơ quan ban ngành.
Tùy vào từng loại hình doanh nghiệp, tùy vào từng quy định và những mong muốn của khách hàng mà chuẩn bị hồ sơ, soạn thảo theo đúng quy định
2.3 Bước 3: Nộp hồ sơ và làm việc trực tiếp với các cơ quan ban ngành
Đây là bước thực hiện việc đăng ký thành lập công ty theo đúng quy định. Bạn sẽ mang toàn bộ những hồ sơ đã chuẩn bị nộp với cơ quan, bộ phận đăng ký thành lập công ty.
Có 2 cách nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty là: nộp trực tiếp tại Phòng kế hoạch và Đầu tư tỉnh/ thành phố - nơi đặt trụ sở kinh doanh hoặc nộp qua cổng thông tin điện tử quốc gia với hình thức online bằng việc scan giấy tờ, hồ sơ.
Nếu quý khách hàng sử dụng dịch vụ thành lập công ty thì chuyên viên công ty dịch vụ sẽ trực tiếp thực hiện mọi thủ tục, cam kết 100% giúp quý khách được cấp giấy phép kinh doanh nhanh chóng, đúng quy định pháp lý.
Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ lúc nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ trả lời về hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ sẽ được cấp giấy phép kinh doanh và ngược lại nếu chưa hợp lệ thì sẽ được yêu cầu sửa đổi, bổ sung bằng văn bản với lý do cụ thể. Bạn chỉ cần hoàn tất theo hướng dẫn sẽ được cấp giấy phép kinh doanh sau đó.
2.4 Bước 4: Thực hiện các thủ tục sau khi thành lập công ty
Sau khi nhận giấy phép đăng ký thành lập công ty thành công, doanh nghiệp cần phải thực hiện những bước dưới đây mới được đi vào hoạt động đúng pháp luật:
- Công bố thông tin công ty trên Cổng thông tin quốc gia.
- Thực hiện khắc và công bố mẫu con dấu doanh nghiệp.
- Mở tài khoản ngân hàng và thông báo số TKNH cho cơ quan đăng ký kinh doanh.
- Đăng ký kê khai và đóng thuế môn bài.
- Đăng ký nộp thuế điện tử với cơ quan thuế và ngân hàng xác nhận đã đăng ký nộp thuế điện tử.
- Kê khai thuế ban đầu thuế ban đầu theo quy định pháp luật.
- Đặt in hóa đơn và thông báo mẫu hóa đơn cho chi cục thuế.
- Thực hiện việc báo cáo thuế định kỳ tháng, quý, năm.
- Nếu có lao động, doanh nghiệp thực hiện đóng bhxh và các quyền lợi cho người lao động
- …
3. Công ty tư vấn doanh nghiệp Tân Thành Thịnh
Tân Thành Thịnh với hơn 20 năm kinh nghiệm trong việc hỗ trợ khách hàng, Tân Thành Thịnh cung cấp dịch vụ thành lập công ty tại TPHCM. Chúng tôi, cam kết hỗ trợ khách hàng hoàn tất mọi hồ sơ, thủ tục với chi phí thấp nhất, tiết kiệm thời gian, chi phí và hạn chế mọi rủi ro.
Đội ngũ nhân sự Tân Thành Thịnh đảm bảo 100% thành công khi đăng ký thành lập bởi mỗi thành viên, nhân sự được Tân Thành Thịnh tuyển chọn gắt gao từ khâu đầu vào, sở hữu năng lực chuyên môn cao, nắm vững quy trình chuẩn bị hồ sơ và xử lý mọi vấn đề liên quan trước – trong - sau khi thành lập.
3.1 Quy trình đăng ký dịch vụ tư vấn thành lập công ty tại Tân Thành Thịnh
- Bước 1: Tiếp nhận thông tin, tư vấn khách hàng về mọi vấn đề liên quan đến pháp lý và quyền lợi, nghĩa vụ thành lập công ty rõ ràng, cụ thể nhất.
- Bước 2: Chuẩn bị những giấy tờ liên quan, soạn thảo hồ sơ thành lập công ty.
- Bước 3: Đại diện doanh nghiệp nộp hồ sơ thành lập công ty.
- Bước 4: Đại diện doanh nghiệp thực hiện hoàn tất cả thủ tục sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Bước 5: Đồng hành cùng doanh nghiệp hỗ trợ xử lý những vấn đề phát sinh sau khi thành lập công ty.
3.2 Cam kết dịch vụ
Hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn, thành lập doanh nghiệp cùng các dịch vụ khác – Tân Thành Thịnh đã đồng hành và giúp đỡ cho hơn 20.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ ở mọi ngành nghề khác nhau. Đến với Tân Thành Thịnh bạn hoàn toàn an tâm bởi:
- Tư vấn chuyên nghiệp.
- Hỗ trợ trọn gói thủ tục, hồ sơ.
- Không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào.
- Thời gian hoàn thành hồ sơ nhanh chóng.
- Đảm bảo đúng những quy định pháp luật.
- Đồng hành và hỗ trợ xử lý những vấn đề phát sinh.
Đã có rất nhiều doanh nghiệp đi vào hoạt động ổn định và hoàn toàn không còn lo lắng gì về các vấn đề pháp lý, hồ sơ chứng từ khi thành lập công ty. Còn bạn thì sao? Liên hệ ngay Tân Thành Thịnh để được tư vấn các vấn đề pháp lý hoàn toàn miễn phí khi thành lập công ty.
>> Các bạn xem thêm: chi phí thành lập công ty
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH Tư Vấn Doanh Nghiệp - Đại Lý Thuế - Kế Toán Tân Thành Thịnh
- Địa chỉ: 22 Đường số 5, Khu dân cư CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
- SĐT: 028 3985 8888 Hotline: 0909 771 998
- Email: lienhe@tanthanhthinh.com
- www.tanthanhthinh.com